THỊT HEO CHÂU ÂU
Tính bền vững
Tính bền vững trong Nông Nghiệp
Tính bền vững đã có trong chương trình nghị sự của Liên minh Châu Âu trong hơn 20 năm qua, tập trung vào phát triển bền vững thông qua các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì gần 50% lãnh thổ Liên minh Châu Âu là đất nông nghiệp và việc bảo tồn tốt vùng đất này sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp trong tương lai. Để giảm tác động của nông nghiệp đến môi trường, tất cả các ngành liên quan như chăn nuôi heo phải thích ứng với một loạt các chính sách môi trường liên quan đến khí thải vào nước, đất và không khí.
Thông qua bộ luật này, Liên minh Châu Âu đảm bảo rằng ngành chăn nuôi heo sẽ duy trì được năng suất và hiệu suất đồng thời duy trì tính bền vững và bảo vệ môi trường, đưa thịt heo Châu Âu, một sự lựa chọn Thông minh khi người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt. Người tiêu dùng không chỉ chọn loại thịt có tiêu chuẩn cao mà còn thông qua quyết định của mình để thể hiện sự quan tâm của mình đối với lợi ích của thiên nhiên.
Tính bền vững trong pháp luật
Theo luật pháp Liên minh Châu Âu, có những hạn chế nhất định đối với khí thải công nghiệp ảnh hưởng đến các trang trại chăn nuôi heo thâm canh. Ngoài ra, Liên minh Châu Âu đã xuất bản một bộ hướng dẫn đề cập đến cách thức quản lý các quy trình và hoạt động khác nhau tại trang trại, bao gồm:
- Quản lý thức ăn chăn nuôi
- Chuồng nuôi heo
- Quản lý phân
- Trữ và xử lý động vật chết
- Tiêu thụ năng lượng
- Sử dụng và xử lý nước
Mục đích của việc kiểm soát này là giải quyết các vấn đề quan trọng như khí thải amoniac vào không khí và khí thải nitơ và phốt pho vào nước và đất, thiết lập các giới hạn đã đặt để giảm tác động của chăn nuôi heo thâm canh đến môi trường.
Thỏa thuận Xanh Châu Âu
Trong năm 2020, là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu, Ủy ban châu Âu đã lập ra Chiến lược từ Trang trại đến Bàn ăn, nhằm giải quyết các thách thức của hệ thống thực phẩm bền vững, liên kết các lĩnh vực sức khỏe, môi trường và công nghiệp lại với nhau, thay đổi cách tiếp cận truyền thống đối với sản xuất thực phẩm bằng một cách tiếp cận mới: áp dụng công nghệ, nghiên cứu và đổi mới cho các hệ thống cổ điển.
Chiến lược này đánh giá cao tính bền vững của thực phẩm ở phương diện kết hợp các mục tiêu không chỉ liên quan đến môi trường, sức khỏe và xã hội mà còn liên quan đến đạo đức khi bàn về cách thức sản xuất thực phẩm. Với chiến lược này, quá trình sản xuất thực phẩm ở Liên minh Châu Âu phải giảm thiểu tác động đến môi trường và cần phải đảm bảo tính an toàn, bổ dưỡng, dễ tiếp cận, giá cả hợp lý, đem lại thu nhập hợp lý và hỗ trợ cho nhà sản xuất.